Tụ bù Schneider
Tụ bù hệ số công suất là gì?
Thiết bị tụ bù hệ số công suất là một trong các sản phẩm được thiết kế để nâng cao hệ số công suất, ngoài ra còn giúp người sử dụng giảm mức tiền phạt xuống đáng kể. Nói ngắn gọn và cơ bản là như vậy, tiếp theo, mọi người hãy cùng tìm hiểu về những lợi ích của tụ bù kèm theo các điều kiện áp dụng cụ thể với Điện Thành Vinh chúng tôi nhé!
Tụ bù hệ số công suất phản kháng mang đến ích lợi gì?
Hiện nay, đối với các công ty lắp đặt tủ hay là những đơn vị thiết kế thì vị sử dụng tụ bù để nhân cao hệ số công suất như là một thói quen hằng ngày. Những người này có thể nói vanh vách về các lợi ích của tụ bù hệ số công suất, tuy nhiên ít có người hiểu được rằng tụ bù không phải lúc nào cũng phát huy đúng hiệu quả, cần phải biết áp dụng vào những trường hợp cụ thể.
Giảm tiền phạt với tụ bù hệ số công suất phản kháng
Lợi ích thiết thực nhất của việc sử dụng thiết bị tụ bù để nâng cao hệ số công suất Cos phi chính là giảm tiền phạt, hay còn được gọi là tiền mua điện năng phản kháng. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là trong trường hợp nào thì tụ bù giúp giảm được tiền phạt?
Khi hàng tháng bạn phải trả tiền mua điện năng phản kháng (tiền phạt cos phi), trường hợp hệ số công suất Cos phi của bạn dưới 0.85 thì điện lực sẽ buộc bạn phải thanh toán tiền điện năng phản kháng.
Lấy ví dụ cụ thể, giả sử bạn có 1 thiết bị điện công suất 100kW (cos phi 0.80), mỗi ngày sử dụng 10h. Chúng ta có thể suy ra:
- Điện năng sử dụng trong 1 giờ : 100kW * 1h = 100kWh
- Điện năng sử dụng trong 1 ngày (10 giờ) : 100kW * 10h = 1,000kWh
- Điện năng sử dụng trong 30 ngày : 1.000kWh * 30 ngày = 30,000kWh
- Tỉ lệ trả thêm tiền mua điện năng phản kháng : 6.25%
Trường hợp các bạn chỉ dùng điện cho việc sản xuất và chỉ sử dụng trong thời gian bình thường. Theo bảng giá điện chúng ta sẽ có như sau:
- Tiền mua điện năng tác dụng : 30.000kWh * 1.278 VNĐ/kWh = 38.340.000 VNĐ
- Tiền mua điện năng phản kháng : 38.340.000 VNĐ * 6.25% = 2.396.250 VNĐ
Nếu tính toán bù hợp lý, mọi người có thể "giảm" mức tiền phạt hàng tháng là 2.400.000 VNĐ. Trong ví dụ này, để nâng từ cos phi từ 0.8 lên 0.9 thì ta cần 25kVar, giá đầu tư một thiết bị tụ bù như thế hiện tại khoảng 1.000.000 VNĐ, như vậy chúng ta chỉ cần 1/2 tháng để lấy lại vốn.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo bài viết tụ bù hệ số công suất Schneider để hiểu rõ về cách sử dụng thiết bị này hơn. Chúng bạn chọn lựa được sản phẩm tụ bù công suấtưng ý nhé!