Tụ bù hệ số công suất hoạt động như thế nào?
Tụ bù hệ số công suất là thiết bị hoạt động như thế nào?
Liên quan đến thiết bị tụ bù hệ số công suất điện, để trả lời được câu hỏi này chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa về hệ số công suất trước tiên.
Công suất phản kháng và công suất tác dụng là 2 thành phần luôn tồn tại trong quá trình công suất truyền từ nguồn đến tải. Công suất phản kháng là cần thiết cho quá trình biến đổi năng lượng (VAR hoặc kVAR), tuy nhiên nó không tạo ra công hữu ích. Công suất tác dụng là thành phần đặc trưng cho khả năng sinh ra công hữu ích của thiết bị (W hoặc kW). Chẳng hạn như công suất kéo của động cơ là một ví dụ.
Nói một cách khác đó là thành phần từ hóa, trong quá trình từ năng lượng điện sang chính năng lượng điện hoặc biến đổi năng lượng điện thành các dạng năng lượng khác, thành phần này tạo ra từ trường. Công suất biểu kiến là cống suất được tổng hợp từ 2 loại công suất trên, đơn vị là KVA hoặc VA. Tam giác công suất được thình thành từ mối quan hệ miệt thiết của 3 loại công suất trên như sau:
Nếu xét trên phương diện nguồn cung cấp (máy phát điện hoặc máy biến áp). Khi đánh giá trên cùng một công suất của máy phát điện (tính bằng KVA) hoặc dung lượng của máy biến áp, máy sẽ sinh ra được nhiều công hữu ích khi hệ số công suất càng cao. Tới đây chắc chắn sẽ có người đặt câu hỏi "Nếu vậy, để máy phát hoặc máy biến áp hoạt động hiệu quả tại sao ta ta không duy trì cos phi ~ 1?". Sự thật tải (thiết bị sử dụng điện) tác động rất nhiều đến hệ số công suất. Nhu cầu của tải về công suất phản kháng và công suất tác dụng cần phải được cung ứng đầy đủ thì mới hoạt động tốt. Việc trung hòa là giải pháp hay hơn cách sử dụng nguồn để phân phối cho tải 1 phần công suất phản kháng, vì vậy việc tự trang bị thêm bằng cách gắn thêm tụ bù là điều mà khách hàng cần làm.
Tìm hiểu thêm sản phẩm đồng hồ đo điện của chúng tôi để hiểu rõ thêm về bài viết này.
Tụ bù hệ sống công suất giúp nâng cao hệ số công suất cos phi
Các bạn chỉ nên quan tâm về việc dòng điện truyền đi trên đường dây về phương diện truyền tải. Một lượng sụt áp sẽ xuất hiện trên đường dây truyền tải khi dây nóng lên do dòng điện đi qua.
Công suất biểu kiến (nếu xét trong hệ thống 1 pha) được tính bằng công thức : S=U*I
Công suất biểu kiến (nếu xét trong hệ thống 3 pha) được tính bằng công thức : S=căn(3)U*I
với I là dòng điện dây, U là điện áp dây
Cả trong lưới 3 pha và 1 pha đều thể hiện rằng công suất biểu kiến S có tỉ lệ với dòng điện. Điều quan trọng ở đây là công suất biểu kiến được tạo từ 2 thành phần là công suất phản kháng và công suất tác dụng. Từ đó có thể kết luận là
Thứ nhất: nếu các bạn sử dụng tụ bù để phát công suất phản kháng ngay trên cùng 1 tải, chắc chắn đường dây sẽ mát hơn bởi vì hỉ chuyển tải dòng điện của công suất tác dụng.
Thứ hai: nếu ta chấp nhận đường dây phát nhiệt ở mức hiện tại, và nếu ta trang bị tụ bù phát công suất phản kháng ở tại tải, ta có thể bắt đường dây tải nhiều hơn hiện nay một ít.
Tham khảo thêm sản phẩm ống luồn dây điện Nano.
Bài viết khác
- Bảng giá schneider mới nhất (2015-03-16)
- Smarthome Schneider - Giải Pháp nhà thông minh Schneider (2019-07-08)
- SIÊU KHUYẾN MÃI ƯU ĐÃI HOÀNH TRÁNG (2023-05-06)
- 3 lý do nên mua thiết bị chiếu sáng Paragon (2016-05-11)
- Giới thiệu tụ bù hệ số công suất điện (2015-08-07)
- Ưu điểm của ống luồn dây điện Nano (2015-08-07)