Sử dụng thiết bị đóng cắt điện công nghiệp
Những nhà sản xuất thiết bị điện công nghiệp hiện nay, đặc biệt là thiết bị đóng cắt điện Schneider đã sản xuất ra rất nhiều sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về an toàn của người sử dụng. Cũng chính vì thế mà các thiết bị điện hiện nay cho ra đời được trang bị rất nhiều tính năng bảo vệ cho mạng điện dân dụng, đáng kể đến nhất là thiết bị Residual Current Device (RCD), Molded Case Circuit Breaker (MCCB), Miniature Circuit Breaker (MCB), cầu chì... Nếu muốn chọn lựa và sử dụng những thiết bị điện này, mọi người cần phải tìm hiểu thêm về các thông tin chi tiết của mỗi dòng thiết bị.
1. Thiết bị đóng cắt điện MCCB và MCB
* Công dụng của 2 thiết bị này là đều sử dụng để đóng ngắt hệ thống mạch điện khi xảy ra trường hợp quá tải, ngắn mạch, đảm bảo an toàn cho thiết bị sử dụng điện cũng như là người dùng.
* Phương pháp lựa chọn MCCB và MCB cũng có nhiều cách khác nhau, dẫu vậy thì dù là phương pháp nào cũng phải đảm bảo được yêu cầu IB < In ISC
(Với IB là dòng điện tải lớn nhất - In là dòng điện định mức của MCCB, MCB - Isc là dòng điện ngắn mạch - Iz Santak là dòng điện được quy định bởi nhà sản xuất cho phép lớn nhất của dây dẫn điện - ISCB là dòng điện lớn nhất mà MCCB và MCB có thể cắt).
Để phân biết thiết bị MCCB và MCB có rất nhiều cách, tuy nhưng các thông thường mà nhiều người sử dụng để phân chia hai loại này là dựa vào những yếu tố dưới đây:
- * MCCB: dòng điện có thể lên tới 1.000A, điện áp dưới 1.000V
- * MCB: dòng điện không vượt quá 100A, điện áp dưới 1.000V
2. Thiết bị đóng cắt điện RCD - ELCB - RCCB
* Những thiết bị điện công nghiệp này có công dụng để tự động ngắt mạch điện khi xảy ra sự cố dòng rò giữa dây trung tính và dây qua hay là dây nối đất.
Những lưu ý về thiết bị đóng cắt điện RCD
* Tuy RCD là một thiết bị bảo vệ nhưng bản thân nó không phải là một thiết bị đóng cắt, chính vì thế mà RCD không thể bảo vệ khi có sự cố ngắn mạch hoặc quá tải. Cũng vì lý do này mà thiết bị RCD cần phải được sử dụng kết hợp cùng những thiết bị đóng cắt hạ áp khác... Cũng có một số thiết bị đóng cắt hạ áp được trang bị cả một bộ RCD ngay bên trong, những thiết bị như vậy thường được gọi chung là RCD hay RCCB.
* Quý khách hàng khi sử dụng RCD thì nên kiểm tra thiết bị này hàng tháng, hãy nhất chữ "T" trên thân RCD hay là vào nút "Test" để kiểm tra chúng, việc này là để kiểm tra dòng điện rò có xuất hiện hay không. Nếu RCD tác động tốt, thì Mạch điện sẽ bị ngắt nêu như RCD của bạn có tác động tốt, ngược lại mọi người nên thay cái mới nếu như RCD không tác động. Chúng ta cần lặp lại việc kiểm tra này nhiều lần để chắc chắn rằng RCD luôn ở trong tình trạng tốt nhất.
Quý khách cũng có thể tham khảo thêm về thiết bị đóng cắt điện Mitsubishi của chúng tôi.
Bài viết khác
- Bảng giá schneider mới nhất (2015-03-16)
- Smarthome Schneider - Giải Pháp nhà thông minh Schneider (2019-07-08)
- SIÊU KHUYẾN MÃI ƯU ĐÃI HOÀNH TRÁNG (2023-05-06)
- 3 lý do nên mua thiết bị chiếu sáng Paragon (2016-05-11)
- Giới thiệu tụ bù hệ số công suất điện (2015-08-07)
- Ưu điểm của ống luồn dây điện Nano (2015-08-07)